Tuesday, January 21, 2014

  • LẤY NHU KHẮC CƯƠNG, LẤY NHẪN KHẮC CƯỜNG

    Lấy yếu thắng mạnh, lấy nhỏ chế lớn !

     Câu chuyện dưới đây sẽ giúp chúng ta giải thích 1 cái khía cạnh nào đó về việc " Lấy nhu chế cương " trong luyện tập VĨNH XUÂN QUYỀN và các môn nhu quyền các !



    Khi phải đối phó với kẻ địch đương nhiên chúng ta hy vọng có thể giết sạch ngay lập tức. Nhưng nếu kẻ địch rất mạnh thì sao? Lấy cứng để đối cứng thì khác gì lấy trứng chọi đá. Nếu người mà chúng ta phải đối phó không phải là kẻ địch mà lại là bạn bè, quân đội bạn hoặc khách hàng mà chúng ta phải duy trì quan hệ hữu hảo lâu dài thì sao? Thế thì càng không thể dùng những biện pháp cứng rắn. Vậy thì làm thế nào? Tục ngữ có câu: Nước chảy đá mòn, trúc mềm có thể địch được cường phong, trong những trường hợp không thể dùng những thủ pháp cứng rắn thì đã có kế "Dĩ nhu khắc cương” .

    Năm 764 sau Công nguyên, nhà Đường vừa dẹp yên dược loạn An - Sử thì Phó Cố Hoài ân lại tập hợp quần chúng ở phía bắc làm phản, nhiều lần công thành đoạt dã. Đường Đại Tông đành phải lệnh cho Quách Tử Nghi - một người tiếng tăm lừng lẫy làm phó nguyên soái dẫn quân đi dẹp loạn. Quách Tử Nghi lại lệnh cho con trai là Quách Hi với tư cách là Thượng thư Kiểm Hiệu kiêm Hành Doanh Tiết độ sứ đóng quân ở Mân Châu (huyện Bân, Thiểm Tây ngày nay).

    Một số thanh niên phạm pháp ở vùng Mân Châu đã mượn danh Quách Hi, sau đó lấy danh nghĩa quân nhân để hành động ngang ngược, phạm pháp ở những nơi đông người ngay vào ban ngày, nếu có người nào không đáp ứng yêu cầu của chúng là lập tức bị đánh đập dã man, thậm chí còn ra tay giết cả người già, trẻ em, phụ nữ đang mang thai. Tiết độ sứ Mân Châu là Bạch Hiếu Đức vì sợ uy danh của Quách Tử Nghi nên không dám động chạm gì đến những việc đó. Thuộc hạ của Bạch Hiếu Đức là thứ sử Kinh Châu Đoàn Tú Thực thấy rằng việc này có liên quan đến sự an nguy của nhà Đường và danh tiết Quách Tử Nghi nên đã mạnh dạn yêu cầu xử lý việc này. Bạch Hiếu Đức lập tức hạ lệnh cho Đoàn Tú Thực thay mặt quan chấp pháp trong quân đội lo liệu toàn bộ.



    Không lâu sau khi Đoàn Tú Thực nhận lệnh, 7 tên lính trong quân đội của Quách Hi đến chợ cướp rượu, giết chết những công nhân nấu rượu, phá hỏng các đồ đựng để nấu rượu. Đoàn Tú Thực đã bố trí quân lính bắt tất cả bọn chúng lại, chặt đầu bêu trên ngọn giáo, dựng ở chợ để mọi người xem.

    Bọn binh lính trong doanh trại Quách Hi đều rất hỗn loạn về chuyện này, tất cả đều khoác lên người giáp trụ. Đoàn Tú Thực thì lại vứt bỏ cây đao đeo bên mình, cho một ông lão chậm chạp dắt ngựa, đi thẳng đến cửa doanh trại của Quách Hi. Tất cả những binh lính đội mũ và mặc áo giáp sắt đều ra ngoài. Đoàn Tú Thực vừa đi vừa cười nói rằng: "Giết một tên lính già thì cần gì phải vũ trang cẩn thận như đón một đại quân của địch vậy? Ta mang một cái đầu lâu tới để đích thân Quách thượng thư ra lấy!". Binh sĩ mặc giáp nhìn thấy một ông già, một tướng với một con ngựa gầy thì rất đỗi ngạc nhiên. Bởi vì chúng vốn nghĩ rằng sắp xảy ra một cuộc quyết chiến vậy mà chỉ nhìn thấy một đối thủ nho nhã yếu ớt như vậy nên vội vàng nhường đường.

    Đoàn Tú Thực gặp được Quách Hi liền nói: "Công lao của phó nguyên soái Quách Tử Nghi trải đầy trong thiên hạ, người làm con trai của ông ấy mà để cho quân lính tùy tiện hoành hành ngang ngược. Nếu làm cho biên giới của nhà Đường rối loạn thì tội này thuộc về ai đây? Tội gây rối chắc chắn sẽ làm liên lụy đến Quách phó nguyên soái. Mà nay những thanh niên phạm pháp đó lại mượn danh trong quân đội của người làm những chuyện bất hợp pháp, giết hại người vô tội. Người ta nói rằng, Quách thượng thư dựa vào thế lực của phó nguyên soái không quản thúc binh sĩ của mình, nếu cứ kéo dài như vậy thì công danh của Quách gia còn tồn tại được bao lâu?".

    Quách Hi vốn không hài lòng với việc Đoàn Tú Thực bắt giết binh sĩ của mình nên cũng cảm thấy phẫn nộ như binh sĩ, cũng muốn xem xem Đoàn Tú Thực tài cán lớn đến cỡ nào. Nay lại thấy Đoàn Tú Thực xông thẳng vào doanh trại mà hoàn toàn chẳng có chút phòng bị gì, lại nghe Đoàn Tú Thực nói và thấy ông ta làm như vậy hoàn toàn là vì muốn thúc đẩy công danh của Quách gia. Vì vậy đã thay đổi thái độ cứng rắn lúc đầu lại còn cảm thấy phải bảo vệ một Đoàn Tú Thực nhỏ yếu để tránh việc thuộc hạ của mình vì tức giận mà ra tay giết nên vội vàng bái Đoàn Tú Thực "May mà có sự chỉ giáo của người". Thế là vội vàng hạ lệnh cho thủ hạ cởi bỏ vũ trang, không cho phép làm tổn thương đến Đoàn Tú Thực.



    Đoàn Tú Thực vì muốn Quách Hi quyết tâm quản thúc quân đội nên dứt khoát "mềm" đến cùng nói "Tôi vẫn chưa ăn tối, bụng đói rồi. Xin hãy chuẩn bị cơm cho tôi". Sau khi ăn xong lại nói: "Bệnh cũ của tôi lại tái phát cần phải nghỉ ở chỗ ngài một đêm". Cứ thế, chỉ với một ông già canh giữ, Đoàn Tú Thực đã ngủ trong một doanh trại đầy lòng thù địch.

    Quách Hi bề ngoài thì đáp ứng các yêu cầu của Đoàn Tú Thực nhưng vẫn sợ binh sĩ vì phẫn nộ mà giết mất một mệnh quan triều đình chẳng có chút đề phòng gì mà lại là người mình phải chịu ơn nên trong lòng rất lo lắng. Thế là một mặt nói rõ kỷ luật quân đội nghiêm khắc, một mặt bảo lính tuần tra phải cảnh giới phòng bị nghiêm ngặt suốt đêm để đảm bảo cho Đoàn Tú Thực.

    Hôm sau, Quách Hi còn cùng với Đoàn Tú Thực đến chỗ Bạch Hiếu Đức để tạ tội, đại quân Mân Châu vì thế mà được chỉnh đốn lại.

    “Thiên hạ chi chí nhu, trì sánh thiên hạ chí cương (Cái mềm nhất của thiên hạ có thể buộc được thứ cứng nhất trên đời). Đoàn Tú Thực sau khi giết 7 binh sĩ phạm pháp đã dùng những lời nói và việc làm ôn hòa, đúng mức, điều khiển được Quách Hi và thuộc hạ đang rất phẫn nộ, ông đã thành công trong việc "Dĩ nhu khắc cương".
  • 0 comments:

    Post a Comment

    Copyright @ 2013 Vĩnh Xuân Hà Nội.

    Website thuộc : MR. Lương Trọng Trung Anyno | Internet Technology