Nơi kết nối đam mê và kiến thức võ thuật

Wednesday, January 29, 2014

  • KHÍ TRẦM ĐAN ĐIỀN LÀ NHƯ THẾ NÀO ? GIẢI THÍCH KHOA HỌC VỀ ĐAN ĐIỀN CÔNG

       KHÍ TRẦM ĐAN ĐIỀN


     "Ðan điền" , là danh từ thường thấy trong thư tịch của Ðạo gia hay trong y thư cổ đại Trung Hoa . Nội dung của nó nói lên quan điểm luyện tĩnh dưỡng sinh . Theo luận thuyết của Ðạo gia : dưới lổ rốn khoảng ba tất  (hoặc một tất mấy phân) có khoảng không gian trong bụng gọi là đan điền . Ðây là nơi tu luyện nội đan nên gọi là đan điền .

          Ðan điền còn được phân biệt thượng , trung , hạ . Dưới rốn là hạ đan điền , dưới tim là trung đan điền , khoảng giửa hai đầu lông mày là thượng đan điền . Nhưng thông thường các môn quyền thuật khi nói đến đan điền thì ý ám chỉ là hạ đan điền .
          Lý thuyết về đan điền có đúng không ?


         Khoa giải phẩu học cho thấy rằng trong xoang bụng ở dưới rốn , ngoài tiểu trường , đại trường , bì niệu sinh thực khí , thì không còn vật gì khác . Như thế phải chăng đan điền chỉ là sự tưởng tượng của cổ nhân , không có tính cách khoa học ?

         Về chữ "khí" trong "khí trầm đan điền" thì khí ở đây là cái gì ? Tuyệt đối không phải là không khí do sự hô hấp . Bởi vì không khí do sự hô hấp chỉ có thể thông qua khí quản , thanh quản và xoang mũi mà ra vào phổi , tuyệt không thể vào xoang bụng . Hiển nhiên , lý thuyết này cũng không có tính khoa học .

         Thế thì , làm thế nào mà ý niệm "đan điền" phát sinh được ?  Nguyên nhân chính là : Trong lúc hít thở sâu , vì hoành cách mô hạ xuống , bụng phồng ra ; phần bụng dưới rốn tương đối nở rõ hơn , và do sự luyện tập lâu ngày , cơ năng thần kinh phát triển mạnh . Dưới sự khống chế của hệ thần kinh , các cơ bụng có thể căng thẳng một cách cực độ , đàn tính rất cao , thậm chí không sợ đấm đá nữa . Các bậc Ðạo gia khi xưa không hiểu rõ sinh lý học , gọi chổ đó là đan điền , họ nghĩ rằng khí có thể chìm xuống đan điền . Ðiều này rõ ràng là không phù hợp với khoa học ngày nay .

         "Khí trầm đan điền" là thuật ngữ thường dùng của giới quyền thuật , cho nên quyển sách này cũng nương theo đấy mà dẫn dụng , mượn nó để làm sáng tỏ vấn đề . Chúng ta nên thẳng thắn phê phán những lý thuyết sai lầm , và mặt khác xiển minh những nhận định đúng đắn , mà có thể gồm lại trong ba đìểm sau đây :

         1. Hít thở sâu khi vận động , kết hợp hô hấp với vận động , hạ hoành cách mô xuống một cách có ý thức , tất cả đưa đến các kết quả là khoáng đại phế hoạt lượng , thay đổi phúc áp , xúc tiến sự tuần hoàn của máu , tăng gia cơ hội hoạt động của các khí quan trong cơ thể .

         2. Bất luận lúc đi đứng hay nghỉ ngơi , lúc nào cũng ý thức về bụng dưới (đan điền) . Như vậy làm cho tinh thần nội liểm , tránh được tâm viên ý mã , hồ tư loạn tưởng , tầng ngoài đại não có thể nghỉ ngơi một cách cục bộ . Lợi dụng lúc được nghỉ ngơi ấy , thông qua hệ thần kinh tương ứng với các cơ quan nội tạng , làm cho cơ năng của nội tạng được điều hòa và cải tiến và do đó mà dần dần nâng cao mức sức khõe toàn diện của cơ thể , nói văn hoa hơn là thực hiện được cái đạo lý "bồi dưỡng nguyên khí" . Kỳ thực chính là tạo ra một ảnh hưởng quyết định đối với sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp , có thế mới làm thân thể tráng kiện .

         3. Hễ khí trầm xuống (tức là hoành cách mô hạ xuống) thì trọng tâm đi xuống , như thế bàn chân mới ổn cố , đến khi cùng bạn tập thôi thủ , mới không bị daođộng trọng tâm mà té ngã .

        Người học nên chú ý : Luyện tập THÁI CỰC QUYỀN không phải là trầm khí đan điền từ đầu đến cuối , mà tùy theo sự vận động , tùy sự thay đổi của hô hấp , để cho hoành cách mô lúc lên lúc xuống . Khi thì khí nổi , khi thì khí trầm , đều là tự nhiên nhi nhiên , hình thành một cách hữu ý vô ý . Có như vậy mới khiến cho thân thể nổi chìm và biến hóa hư thực . Trải qua sự luyện tập bền bỉ , mới có thể nâng cao tính linh hoạt của động tác và hiệu quả của sự vận động .

         Ở phần trên đã nói rằng lý thuyết về đan điền không phù hợp với cái nhìn khoa học , nó chỉ là một thiết tưởng của người xưa . Ngày nay chúng ta không tin suông thuyết củ một cách mù quáng mà nhìn một cách soi mói . Bản thân của thuyết đan điền có được cái sắc thái bền bỉ . Là vì xưa khoa học chưa phát triển , người ta mượn nó để gán vào cái mục đích tập tĩnh dưỡng sinh . Nay , trên khía cạnh sinh lý học mà nhìn , tuy nó thiếu khoa học tính nhưng còn có chổ dùng tích cực nhất định . Còn cái gọi là "luyện đan" của Ðạo gia , thực sự chỉ là thần bí hóa vấn đề , làm nhận thức của người khác thêm mơ hồ .
  • Wednesday, January 22, 2014

  • VỊNH XUÂN QUYỀN YẾU PHÁP CA QUYẾT

           VỊNH XUÂN QUYỀN YẾU PHÁP CA QUYẾT


        Diệp Vấn Tôn Sư Tịnh Vô Ca Quyết Lưu Hạ
     – Diệp Vấn Khẩu Quyết


    • 念頭不正,終生不正

     
       Niệm đầu bất chính, chung sinh bất chính
        Nhập môn luyện Tiểu Niệm Đầu cho đúng, nếu sai sau này sẽ sai hết

    • 念頭主手(一說守),尋橋主腳(與步)

        Niệm đầu chủ thủ (nhất thuyết thủ), tầm kiều chủ cước (dữ bộ )
        Bài Tiểu Niệm Đầu chủ luyện tay – Thủ pháp (thuyết khác nói là luyện phòng thủ), bài Tầm Kiều chủ luyện chân (đòn đá – Cước pháp) và bộ pháp (luyện bộ hình di chuyển)

    • 標指不出門 (拳法)

        Tiêu chỉ bất xuất môn (quyền pháp )
        Bài Tiêu chỉ truyền dạy môn đồ thân tín trong môn phái

    • 來留去送,甩手直衝

        Lai lưu khứ tống, sủy thủ trực hành
        Đối phương đến thì đón lại đi thì tiễn biệt, không theo tay địch, tay địch rời tay ta và sơ hở Trung Tâm Tuyến thì nên đánh thẳng vào đó liền tức thì.

    • 撳頭扢尾,撳尾扢頭,中間(飄)膀起

        Khấm đầu cột vĩ, khấm vĩ cột đầu, trung gian (phiêu ) bàng khởi
        Đối phương đè phần đầu thì phần dưới nổi lên (cứu ứng), đè phần dưới thì phần đầu nổi lên (cứu ứng), ngay từ đầu ở một bên mà giữ vững Trung Tâm Tuyến

    • 正身子午,側身以膊(為子午)

        Chính thân Tý Ngọ, trắc thân dĩ bác (vi Tý Ngọ)
        Thân thủ phải luôn ở trên Trung Tâm Tuyến là trục Tý Ngọ Tuyến, khi nghiêng thân người cũng phải luôn nhớ lấy Tý Ngọ Tuyến (Trung Tâm Tuyến) làm chuẩn trong phép công thủ

    • 朝面追形,而(追形)不追手,以形補手,以手補形

        Triều diện truy hình, nhi (truy hình) bất truy thủ, dĩ hình bổ thủ, dĩ thủ bổ hình
        Ngay khi đối phương vừa xuất đầu lộ diện, ngay lập tức (theo sát đối phương) không theo tay, do lấy hình tư thức đối phương căn cứ mà biết được tay của đối phương, ngược lại nhờ tay đối phương mà biết được hình đối phương cử động

    • 力由地起,拳由心發,手不出門(手不離午)

        Lực do địa khởi, quyền do tâm phát, thủ bất xuất môn (thủ bất li ngọ)
        Kình lực xuất phát từ dưới đất (nơi 2 bàn chân và bộ tấn), quyền phát từ nơi tâm ý, khi thủ nhớ không ra ngoài cửa (khi phòng thủ nhớ không xa rời trục Tý Ngọ Tuyến) - ở đây ý nói 2 tay không nên đưa xa rời ra ngoại thân và Trung Tâm Tuyến Chính Thân

    • 避實擊虛 (遇實則卸,見虛即進)

        Tị thực kích hư (ngộ thực tắc tá, kiến hư tức tiến)
        Tránh thực mà đánh cái hư (gặp cái thực thì bỏ tránh đi, gặp cái hư thì tiến tới) - ở đây ý nói đối phương thực (mạnh) thì ta hư (tránh né), đối phương hư (yếu hơn) thì ta thực (đánh thẳng tới)

    • 畏打(終)須打,貪打(終)被打。(不畏打,不貪打)

        Uỷ đả (chung) tu đả, tham đả (chung) bị đả. (bất ủy đả, bất tham đả)
        Sợ đánh nhau cuối cùng cũng phải đánh nhau, thích đánh nhau cuối cùng lại bị đánh (không sợ đánh, không ham đánh) - Ở đây ý nói phải để cho tâm ý tĩnh lặng không lo lắng vào việc đánh hay không đánh đối phương

    • 轉馬手先行。上馬手先行。(轉馬上馬,樁手先行)

        Chuyển mã thủ tiên hành. Thượng mã thủ tiên hành. (chuyển mã thượng mã, trang thủ tiên hành)
        Thay đối bộ vị và phương hướng (di chuyển bộ hình) thì tay cũng phải theo trước tiên. Tiến bộ lên thì tay cũng phải lên theo. (di chuyển mã bộ, tay cũng phải đi theo)

    •留情不出手,出手不留情。(留情不打,打不留情)

        Lưu tình bất xuất thủ, xuất thủ bất lưu tình. (lưu tình bất đả, đả bất lưu tình)
        Đã còn lưu luyến tình cảm thì đừng ra tay đánh, hễ ra tay đánh thì không được lưu luyến tình cảm. (còn giữ tình cảm thì không đánh, hễ đánh thì không cần giữ tình cảm gì nữa)

    • 不挑不格,消打同時

        Bất thiêu bất cách, tiêu đả đồng thì
        Không biết dẫn dụ đối phương thì chưa phải là biết võ, khi ra tay đánh thì phải đồng thời biết phép biến hóa - Ở đây ý nói trong võ thuật phải biết dẫn dụ đối phương, biết ra tay đánh người thì cũng phải biết phép biến hóa khi đối phương phản ứng lại

    適用口訣 – Thích Dụng Khẩu Quyết

    • 枕手橋上過,攤手中門內,伏手控外門

        Chẩm thủ kiều thượng quá, than thủ trung môn nội, phục thủ khống ngoại môn
        Chẩm thủ là thế chưởng vỗ xuống tay địch rồi mượn sức địch đánh trả, Than thủ là tay đưa ra chiếm Trung Môn, Phục thủ chiếm ra ngoài (Ngoại Môn) rồi tay kia còn lại đánh trả. Có thể hiểu thêm là khi gối tay (Chẩm thủ) thì tay phải luôn nằm trên Kiều Thủ của đối phương, khi tản (gạt) tay đối phương nhớ phòng thủ Trung Tâm Tuyến Nội Thân, khi đè (phục) tay đối phương phải làm chủ được bên ngoài thân - Ở đây ý nói tay của ta phải luôn nằm trên tay đối phương và phải luôn giữ điểm trọng yếu là Trung Tâm Tuyến và bao quát bên ngoài thân (tức là kiểm soát các góc độ xoay chuyển)

    • 膀手不留橋,間手破中出,構手枕伏化

        Bàng thủ bất lưu kiều, gian thủ phá trung xuất, cấu thủ chẩm phục hóa
        Dùng Bàng thủ thì không cần giữ tay đối phương lâu, cần len tay đánh vào khoảng không gian giữa trong thân đối phương, khung tay (khuôn tay quyền) phải luôn trên tay đối phương và ẩn giấu kình lực đi khi biến hóa

    • 膀手非手,錯膀非錯

        Bàng thủ phi thủ, thác bàng phi thác
        Khi dùng Bàng thủ chống đỡ Kiều thủ đối phương, không thể không rõ cách dùng Bàng thủ

    用力三論 – Dụng Lực Tam Luận

    • 捨力論-捨棄拙力

        Sả lực luận - sả khí chuyết lực
        Về chuyện không dùng sức (lực), phải vứt bỏ hết chuyện dùng sức (lực) vụng về

    • 卸力論-卸去來力

        Tá lực luận - tá khứ lai lực
        Về chuyện cởi bỏ việc dùng sức (lực), phải cởi bỏ việc dùng sức (lực) chống sức (lực) đến từ đối phương

    • 借力論-借用他力

        Tá lực luận - tá dụng tha lực
        Về chuyện mượn sức (lực), phải biết mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương

    中門論 – Trung Môn Luận

    • 中門論-人體中門最弱,是攻擊目標,也是重點守護的地方。手由心發,上至頭頂,中為心窩,下達胯襠。老洪拳、羅漢拳、鶴拳(包括空手道),則分四門八方。詠春則重中門內外。

        Trung môn luận - nhân thể trung môn tối nhược, thị công kích mục tiêu, dã thị trọng điểm thủ hộ đích địa phương. Thủ do tâm phát, thượng chí đầu đỉnh, trung vi tâm oa, hạ đạt khóa đang. Lão Hồng quyền - La Hán quyền - Hạc quyền (bao quát không thủ đạo), tắc phân tứ môn bát phương. Vịnh Xuân tắc trọng trung môn nội ngoại.
        Bàn về Trung môn - trung môn là nơi yếu nhất trên cơ thể con người, thường là mục tiêu bị tấn công nhiều, cần phải luôn phòng thủ những nơi trọng yếu. Tay ra đòn do tâm trí phát động, ở trên thì có đỉnh đầu, giữa thì là nơi quả tim, dưới thì là nơi háng đùi và huyệt Trường Cường. Các môn Lão Hồng quyền - La Hán quyền - Hạc quyền (và cả Không Thủ Đạo), lấy nguyên tắc bốn phương tám hướng. Vịnh Xuân lấy nguyên tắc Trung Môn Nội Ngoại trong phép công thủ

    • 直線論-兩點之間,直線最短

        Trực tuyến luận - lưỡng điểm chi gian, trực tuyến tối đoản
        Bàn về Trực tuyến - có 2 điểm phân chia, thì trực tuyến là đường ngắn nhất trong phép công thủ

    • 子午論-用中守中

        Tý Ngọ luận - dụng trung thủ trung
        Bàn về trục Tý Ngọ - áp dụng Trung (Tâm Tuyến) thì phải phòng thủ từ Trung (Tâm Tuyến).

    • 失午論-身手步全論

        Thất ngọ luận - thân thủ bộ toàn luận
        Bàn về trục Thất Ngọ - áp dụng thân thủ toàn bộ

    戰鬥法 – Chiến Đấu Pháp

    • 問路尋橋手先行

        Vấn lộ tầm kiều thủ tiên hành
        Dò đường tìm tay (Kiều thủ) của đối phương phải dùng tay đi trước - nghĩa là khi mới vào trận chưa tấn công được đối phương thì nên tìm cách bắc cầu (tầm kiều) với một vài bộ phận trên cơ thể đối phương bằng cách dụ đối phương chạm tay với ta

    • 手黐手,無訂(地方)走

        Thủ li thủ, vô đính (địa phương) tẩu
        Dùng phép dính tay để bám sát đối phương, không để đối phương chạy thoát

    • 用巧勁,避拙力-即借力

        Dụng xảo kình, tị chuyết lực - tức tá lực
        Dùng Kình khéo léo, tránh dùng Lực vụng về (Chuyết Lực) - tức là mượn (Tá 借) lực đối phương khi thực hiện phép Li Thủ

    • 迫步追形

        Bách bộ truy hình
        Trong vòng 100 bước phải theo sát (truy bức) đối phương - nghĩa là không cho đối phương một giây cơ hội phản công hồi kích hay bỏ chạy thoát khi thực hiện phép Li Thủ

    勁法 – Kình Pháp

    • 捨拙力 - 捨棄不必要之力量

        Sả chuyết lực - sả khí bất tất yếu chi lực lường
        Bỏ hết lực vụng về - bỏ hết không còn gì tức không cần dùng đến lực (sức mạnh) do thể xác - ở đây có nghĩa là không dùng sức mạnh bề ngoài của kẻ bì phu (cơ bắp)

    • 卸來力 - 卸減他人來攻的力量

        Tá lai lực - tá giảm tha nhân lai công đích lực lường
        Mượn lực đến từ bên ngoài - mượn lực của người bên ngoài (đối phương, ngoại nhân) mới chính là biết dùng sức lực

    • 借他力 - 來留去送

        Tá tha lực - lai lưu khứ tống
        Phải mượn sức từ bên ngoài của địch nhân - đến thì đón đi thì tiễn biệt - ở đây nghĩa là không nên dùng sức đánh ngoại nhân mà nên dùng sức đối phương đánh lại đối phương cho nên đến thì đón (nương theo sức đối phương mà kéo) mà đi thì tiễn (mượn sức đối phương hồi về mà trả lại).

    • 施巧勁 - 甩手直衝

        Thi xảo kình - sủy thủ trực hành
        Nên thực hiện kình khéo léo - buông lỏng đôi tay giống như ném thẳng ra khi phát kình (không theo tay địch, không dùng chuyết lực kháng lại sức địch) 

    Nguồn : vi.wikisource.org
  • KHẨU QUYẾT VỊNH XUÂN QUYỀN

    KHẨU QUYẾT VỊNH XUÂN QUYỀN



    1.拳不離心

        Quyền bất ly tâm
        2 tay quyền luôn nằm tại Trung Tâm Tuyến 中心線 (Tý Ngọ Tuyến 子午線)

    2.足不離地

        Túc bất ly địa
        2 chân không rời đất

    3.速度制拙力– 角度制速度

        Tốc độ chế chuyết lực - Giác độ chế tốc độ
        Lấy nhanh nhẹn chống lại sức mạnh – lấy góc độ chống lại sự nhanh nhẹn (đổi trục, đổi góc)

    4.借力論-借用他力 - 破力不运力

        Tá lực luận - tá dụng tha lực – phá lực bất vận lực
        Về chuyện mượn sức (lực), phải biết mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương – nghĩa là phá sức bất vận sức (buông lỏng)

    5.捨力論-捨棄拙力- 的力量


        Sả lực luận - sả khí chuyết lực - đích lực lường
        Không vận sức (không dùng chuyết lực: lực vụng về) mới vận sức tận lực (phát kình發勁)

    6.简異制複杂 - 自然破詞章

        Giản dị chế phức tạp - Tự nhiên phá tự chương
        Sự đơn giản là bí quyết chế ngự sự phức tạp – vô chiêu thắng hữu chiêu, nghĩa là thuận theo thế tự nhiên

    7.直路制橫直 -橫直制直路

        Trực lộ chế hoành lộ - hoành lộ chế trực lộ
        Đường thẳng chế đường cong - đường cong chế đường thẳng

    8.來留去送 (來迎去送)

        Lai lưu khứ tống (Lai nghinh khứ tống)
        Đến thì đón, đi thì tiễn biệt

    9.问手護手(护手)不分別


        Vấn thủ Hộ thủ bất phân biệt (trong Vấn có Hộ)
        Công thủ là một (trong phép Thủ có phép Công)

    10. 無手不歸

        Vô thủ bất qui
        Dùng đường tròn hóa kình thì quyền pháp lưu loát liên tục không cần rút tay về (hồi qui)

    11.脱手直衝
        Thoát thủ trực xung
        Dùng đường thẳng khi xuất quyền tấn kích đối phương thật cấp kỳ sau khi thoát kiều



    Nguồn : vi.wikisource.org
  • Tuesday, January 21, 2014

  • LẤY NHU KHẮC CƯƠNG, LẤY NHẪN KHẮC CƯỜNG

    Lấy yếu thắng mạnh, lấy nhỏ chế lớn !

     Câu chuyện dưới đây sẽ giúp chúng ta giải thích 1 cái khía cạnh nào đó về việc " Lấy nhu chế cương " trong luyện tập VĨNH XUÂN QUYỀN và các môn nhu quyền các !



    Khi phải đối phó với kẻ địch đương nhiên chúng ta hy vọng có thể giết sạch ngay lập tức. Nhưng nếu kẻ địch rất mạnh thì sao? Lấy cứng để đối cứng thì khác gì lấy trứng chọi đá. Nếu người mà chúng ta phải đối phó không phải là kẻ địch mà lại là bạn bè, quân đội bạn hoặc khách hàng mà chúng ta phải duy trì quan hệ hữu hảo lâu dài thì sao? Thế thì càng không thể dùng những biện pháp cứng rắn. Vậy thì làm thế nào? Tục ngữ có câu: Nước chảy đá mòn, trúc mềm có thể địch được cường phong, trong những trường hợp không thể dùng những thủ pháp cứng rắn thì đã có kế "Dĩ nhu khắc cương” .

    Năm 764 sau Công nguyên, nhà Đường vừa dẹp yên dược loạn An - Sử thì Phó Cố Hoài ân lại tập hợp quần chúng ở phía bắc làm phản, nhiều lần công thành đoạt dã. Đường Đại Tông đành phải lệnh cho Quách Tử Nghi - một người tiếng tăm lừng lẫy làm phó nguyên soái dẫn quân đi dẹp loạn. Quách Tử Nghi lại lệnh cho con trai là Quách Hi với tư cách là Thượng thư Kiểm Hiệu kiêm Hành Doanh Tiết độ sứ đóng quân ở Mân Châu (huyện Bân, Thiểm Tây ngày nay).

    Một số thanh niên phạm pháp ở vùng Mân Châu đã mượn danh Quách Hi, sau đó lấy danh nghĩa quân nhân để hành động ngang ngược, phạm pháp ở những nơi đông người ngay vào ban ngày, nếu có người nào không đáp ứng yêu cầu của chúng là lập tức bị đánh đập dã man, thậm chí còn ra tay giết cả người già, trẻ em, phụ nữ đang mang thai. Tiết độ sứ Mân Châu là Bạch Hiếu Đức vì sợ uy danh của Quách Tử Nghi nên không dám động chạm gì đến những việc đó. Thuộc hạ của Bạch Hiếu Đức là thứ sử Kinh Châu Đoàn Tú Thực thấy rằng việc này có liên quan đến sự an nguy của nhà Đường và danh tiết Quách Tử Nghi nên đã mạnh dạn yêu cầu xử lý việc này. Bạch Hiếu Đức lập tức hạ lệnh cho Đoàn Tú Thực thay mặt quan chấp pháp trong quân đội lo liệu toàn bộ.



    Không lâu sau khi Đoàn Tú Thực nhận lệnh, 7 tên lính trong quân đội của Quách Hi đến chợ cướp rượu, giết chết những công nhân nấu rượu, phá hỏng các đồ đựng để nấu rượu. Đoàn Tú Thực đã bố trí quân lính bắt tất cả bọn chúng lại, chặt đầu bêu trên ngọn giáo, dựng ở chợ để mọi người xem.

    Bọn binh lính trong doanh trại Quách Hi đều rất hỗn loạn về chuyện này, tất cả đều khoác lên người giáp trụ. Đoàn Tú Thực thì lại vứt bỏ cây đao đeo bên mình, cho một ông lão chậm chạp dắt ngựa, đi thẳng đến cửa doanh trại của Quách Hi. Tất cả những binh lính đội mũ và mặc áo giáp sắt đều ra ngoài. Đoàn Tú Thực vừa đi vừa cười nói rằng: "Giết một tên lính già thì cần gì phải vũ trang cẩn thận như đón một đại quân của địch vậy? Ta mang một cái đầu lâu tới để đích thân Quách thượng thư ra lấy!". Binh sĩ mặc giáp nhìn thấy một ông già, một tướng với một con ngựa gầy thì rất đỗi ngạc nhiên. Bởi vì chúng vốn nghĩ rằng sắp xảy ra một cuộc quyết chiến vậy mà chỉ nhìn thấy một đối thủ nho nhã yếu ớt như vậy nên vội vàng nhường đường.

    Đoàn Tú Thực gặp được Quách Hi liền nói: "Công lao của phó nguyên soái Quách Tử Nghi trải đầy trong thiên hạ, người làm con trai của ông ấy mà để cho quân lính tùy tiện hoành hành ngang ngược. Nếu làm cho biên giới của nhà Đường rối loạn thì tội này thuộc về ai đây? Tội gây rối chắc chắn sẽ làm liên lụy đến Quách phó nguyên soái. Mà nay những thanh niên phạm pháp đó lại mượn danh trong quân đội của người làm những chuyện bất hợp pháp, giết hại người vô tội. Người ta nói rằng, Quách thượng thư dựa vào thế lực của phó nguyên soái không quản thúc binh sĩ của mình, nếu cứ kéo dài như vậy thì công danh của Quách gia còn tồn tại được bao lâu?".

    Quách Hi vốn không hài lòng với việc Đoàn Tú Thực bắt giết binh sĩ của mình nên cũng cảm thấy phẫn nộ như binh sĩ, cũng muốn xem xem Đoàn Tú Thực tài cán lớn đến cỡ nào. Nay lại thấy Đoàn Tú Thực xông thẳng vào doanh trại mà hoàn toàn chẳng có chút phòng bị gì, lại nghe Đoàn Tú Thực nói và thấy ông ta làm như vậy hoàn toàn là vì muốn thúc đẩy công danh của Quách gia. Vì vậy đã thay đổi thái độ cứng rắn lúc đầu lại còn cảm thấy phải bảo vệ một Đoàn Tú Thực nhỏ yếu để tránh việc thuộc hạ của mình vì tức giận mà ra tay giết nên vội vàng bái Đoàn Tú Thực "May mà có sự chỉ giáo của người". Thế là vội vàng hạ lệnh cho thủ hạ cởi bỏ vũ trang, không cho phép làm tổn thương đến Đoàn Tú Thực.



    Đoàn Tú Thực vì muốn Quách Hi quyết tâm quản thúc quân đội nên dứt khoát "mềm" đến cùng nói "Tôi vẫn chưa ăn tối, bụng đói rồi. Xin hãy chuẩn bị cơm cho tôi". Sau khi ăn xong lại nói: "Bệnh cũ của tôi lại tái phát cần phải nghỉ ở chỗ ngài một đêm". Cứ thế, chỉ với một ông già canh giữ, Đoàn Tú Thực đã ngủ trong một doanh trại đầy lòng thù địch.

    Quách Hi bề ngoài thì đáp ứng các yêu cầu của Đoàn Tú Thực nhưng vẫn sợ binh sĩ vì phẫn nộ mà giết mất một mệnh quan triều đình chẳng có chút đề phòng gì mà lại là người mình phải chịu ơn nên trong lòng rất lo lắng. Thế là một mặt nói rõ kỷ luật quân đội nghiêm khắc, một mặt bảo lính tuần tra phải cảnh giới phòng bị nghiêm ngặt suốt đêm để đảm bảo cho Đoàn Tú Thực.

    Hôm sau, Quách Hi còn cùng với Đoàn Tú Thực đến chỗ Bạch Hiếu Đức để tạ tội, đại quân Mân Châu vì thế mà được chỉnh đốn lại.

    “Thiên hạ chi chí nhu, trì sánh thiên hạ chí cương (Cái mềm nhất của thiên hạ có thể buộc được thứ cứng nhất trên đời). Đoàn Tú Thực sau khi giết 7 binh sĩ phạm pháp đã dùng những lời nói và việc làm ôn hòa, đúng mức, điều khiển được Quách Hi và thuộc hạ đang rất phẫn nộ, ông đã thành công trong việc "Dĩ nhu khắc cương".
  • Monday, January 20, 2014

  • Sự khác biệt giữa phát kình và phát lực

    Phát kình hoặc phát lực là điều mà người học võ nào cũng thường được nghe. Nhưng phân biệt thế nào là kình, thế nào là lực thì không phải ai cũng làm được dễ dàng , đó là chưa kể nhiều người sẽ không phân biệt nổi.

    Sư phụ : Hoàng Niệm Di

    Quan niệm truyền thống Thiếu lâm coi Kình và Lực là 2 dạng sức mạnh khác nhau với các điểm dị biệt như sau: Lực là hữu hình, khởi từ xương, truyền qua sống lưng vào vai mà phát ra. Kình là vô hình, khởi từ gân, truyền qua tứ chi mà phát ra. Lại có một phân biệt khác cho rằng Lực vốn sẵn có và hiển lộ nên mang tính trực và hư , vì vậy mới gọi Chân lực là Trực lực hoặc Hư lực . Riêng Kình là một dạng Lực thông qua rèn luyện mà đạt tới nên ẩn tàng, mang tính Hoành và Thực. ; Vì vậy , Kình còn gọi là Hoành lực hoặc Thực lực.


     Cần lưu ý về nghĩa các tiếng dùng ở đây. Hư, Thực không thể hiểu theo cách thông thường là Có, Không mà cần hiểu theo đặc tính gồm chứa ở trong. Hư lực là sức mạnh hiển lộ nên có tính Cương, còn Thực lực là sức mạnh ẩn tàng nên có tính Nhu . Vì vậy , mới nói Lực hữu hình , Kình vô hình, Lực tản mạn, Kình hội tụ, Lực trì trệ, Kình thông bén. Những cách diễn tả này chỉ nhằm cho thấy Lực không thể phát hết do bị cản ở lưng và vai cuối cùng ở chính mục tiêu va chạm. ngược lại, Kình dễ dàng thông suốt qua tay chân khi phát qua mục tiêu khi va chạm. Tuy vậy, cần nhớ là Kình cũng phân thành Cương Kình và Nhu Kình. Quan niệm truyền thống Thiếu lâm hình dung Cương kình như một mũi dao nhọn còn Nhu kình như một làn gió thoảng. Mũi dao có thể bị ngăn lại do một lẽ nào đó nhưng ngọn gió sẽ thổi qua tất cả.
  • Thursday, January 2, 2014

  • HỆ THỐNG TẬP LUYỆN VĨNH XUÂN QUYỀN

    HỆ THỐNG TẬP LUYỆN VĨNH XUÂN QUYỀN BẢY ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĨNH XUÂN QUYỀN


    1.    Luyện thở:

    Luyện kình: Hàng ngày luyện quyền
    Xoay thân
    Đơn niêm thủ

    2.    Luyện tập du đẩy hai người:

    Luyện thuật đảo đan tay, ra vào tay hợp lý, ném tay, tập quyền, di thân đảo bộ, quay tay để tháo lỏng vai, khuỷu tay và cổ tay.

    Bàng thủ-vĩnh xuân quyền



  • MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA VỊNH XUÂN QUYỀN

    MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA VỊNH XUÂN QUYỀN


    Vịnh Xuân Quyền có phong cách độc đáo, các chiêu đa dạng, tổ chức đơn giản, vô chiêu vô thức, vận dụng sức mạnh linh hoạt, có tính đàn hồi cao, rất mạnh tính chiến đấu.



    Với nguyên lý trường, trung, đoản:

    Trường kiều: vận khí, luyện gân
     Trung kiều: xung quyền
     Đoản kiều: tự bảo vệ
    Vận dụng đoản kiều để tránh mã, sở trường để phát huy kình lực, ngoài ra lấy cánh tay, cùi trỏ, cổ tay, bàn tay, ngón tay làm các loại thủ hình, cộng với thân pháp lật bản lề độc đáo, bộ pháp Kiềm dương tấn, khi chuyển bộ có dùng ý chân của hạc thần, đồng thời cảm giác bằng độ nhanh nhẹn của da thịt. Phát huy quyền thuật nội gia để tăng sức mạnh.




  • Copyright @ 2013 Vĩnh Xuân Hà Nội.

    Website thuộc : MR. Lương Trọng Trung Anyno | Internet Technology